45.000 PHÚT.
Tuần sau con nghỉ hè rồi. Thế là đã hết năm năm tiểu học, chuẩn bị qua trung học. Thời gian trôi nhanh quá con nhỉ. Mới ngày nào bố đưa con đến trường buổi đầu tiên, con còn bỡ ngỡ với trường, với lớp, với những khuôn mặt mới. Bố còn lo lắng cho chuyện ăn, chuyện ngủ, chuyện bạn, chuyện thầy cô…
Năm năm con đi học, bố chợt nhẩm tính những con số vô hồn, để vui đến giật mình vì có một hằng số vĩnh cửu và tuyệt đối.
Năm năm con đi học, chín tháng mỗi năm, vậy là bốn mươi lăm tháng học.
Năm năm con đi học, chín tháng mỗi năm, vậy là bốn mươi lăm tháng học.
Mỗi tháng con học hai mươi ngày, vậy là chín trăm ngày học.
Mỗi ngày hai lần đưa đón, vậy là một ngàn tám trăm lần đi về.
Bốn mươi lăm ngàn phút đón đưa con, bố luôn hân hoan, vui sướng. Dù cho mưa nắng, kẹt xe, khói bụi ngập đường, lô cốt tắc nghẽn. Dù cho bố có những buổi thức khuya làm việc, sáng thức dậy với đôi mắt đỏ kè, dắt xe ra khỏi nhà quên trước quên sau. Nhưng, bố vẫn luôn vui và ngập tràn hạnh phúc với việc đưa đón con.
Bốn mươi lăm ngàn phút đón đưa, con đường chúng ta đi đã trở nên quá quen thuộc. Những hẻm nhõ ngõ tắt tránh kẹt xe chúng ta đã quá rành rõi. Những ngã tư đèn đỏ dừng lại, bố vẫn thường len lèn cầm bàn tay nhỏ xinh của con. Những tiếng còi chói tai của xe bus và các loại xe điên rồ khác cũng chỉ làm vòng tay con thắt chặt hơn qua eo bụng bố.
Bốn mươi lăm ngàn phút đón đưa, bao câu chuyện nhí nhố cười đùa. Bao lần mình im lặng đi suốt đoạn đường để rồi chỉ nghe vỏn vẹn hai từ : “Chào bố/Chào con”, và bố chạy tiếp vào vòng đua cuộc đời.
Bốn mươi lăm ngàn phút đón đưa, con gái bố lớn lên cao hơn, tóc dài thêm. Mình bắt đầu chuyển đề tài từ đường phố sang người lạ, để tám chuyện, để cười vui. Đã có những lúc con hỏi : “Chở con đi học hoài thế này bố có chán không?”. Câu trả lời của bố đã nói một lần với con và sẵn lòng lặp lại hàng triệu lần: “Bố chưa bao giờ, dù chỉ là một khoảnh khắc rất nhỏ, chán con hoặc chán việc đưa đón con đi học”.
Bốn mươi lăm ngàn phút đón đưa, bố ngạc nhiên vì bố vẫn chưa tìm ra điều thứ hai trong đời mình. Có một tỉ lệ thương yêu tuyệt đối như thế, nếu ta viết thành phân số, ta sẽ có tử số bằng không và mẫu số là bốn mươi lăm ngàn.
Con ạ, bố không biết chán con, dù cho mẫu số là số tỉ tỉ…
Bố thương yêu con tuyệt đối, con gái cưng ạ.!
SỢI TÓC.
Sáng, chải tóc cho con gái, tóc con rụng nhiều
Xót.
Bác sĩ bảo tóc rụng là bình thường, rụng rồi sẽ mọc lại. Lúc mọc không thấy, chỉ thấy sáng nào, tối nào cũng vài mươi sợi.
Xót.
Bác sĩ bảo ngày con làm thiếu nữ, tóc con sẽ nhiều hơn, dày hơn, đẹp hơn.
Biết thế, nhưng vẫn…
Xót.
Ngày ngày nhìn tóc con rơi rụng, bất lực nhìn, mân mê sợi tóc trên tay, thương lắm bé ơi!
Tóc màu gì?
Vàng, nâu, đen, hoe, hồng, đỏ, ủng?sai.
Tóc màu cầu vồng.
Mỗi sáng lóe bảy sắc cầu vồng trên tóc con, óng ánh ngay tầm mắt, trên đường đưa con đi học.
Mỗi sáng, tóc con đều khoe bảy sắc màu, lung linh, sóng sánh.
Thuở mới biết yêu, tôi đẽ từng giữ lại sợi tóc người ta rơi, đính vào trang giấy trắng, ghi lại ngày tháng vô tình.
Tôi vẫn ghét cùng cực sợi tóc vướng vào thức ăn. Ghét lắm, ghét lắm, nói hoài với chị giúp việc: hết sức cẩn thận, đừng để tóc lẫn vào rau.
Vậy mà có lúc, vướng sợi tóc dài thật dài, đen thật đen.
Không bực, không giận.
Vì biết là tóc con.
Thương lắm bé ơi!
MỘT NỬA SỰ THẬT.
Một nửa mẩu bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật không phải là sự thật.
Con ạ, bố gần như luôn luôn nói với con và bà nội một nửa sự thật, đối với tất cả những gì liên qua tới bố.
Khi bố thất nghiệp, bố không dám nói với con, với bà nội, vì bố sợ mang lại gánh nặng vô hình cho người thân. Bố nói rằng bận rộn lắm, vẫn ra khỏi nhà buổi sáng và về lại buổi chiều, bố ngồi đâu đó một mình, nghĩ và nghĩ.
Có lẽ con sẽ ngạc nhiên khi biết sau mỗi lần bố đánh đòn anh Hai, bố ngẩn ngơ mất vài ngày. Bố buồn vì nhìn anh Hai đau đớn dới ngọn roi, nhìn vết tím trên đùi anh Hai, miếng cơm trong miệng đắng nghét. Bố không hung dữ và mạnh mẽ như hình ảnh con nhìn thấy.
Bố chẳng thể nào nói về nỗi buồn của mình, nó được quấn chặt nhiều lớp vải thô, như đồ sơn mài được làm cốt. Mọi người chỉ có thể nhìn thấy hào quang ánh sáng, nước sơn bóng lộn, nhưng không nhìn thấy những tấm vải quấn chặt cốt gỗ, không làm cho nức nẻ bong tróc với sự thay đổi của thời tiết, thời gian.
Hôm vừa rồi, bố trình bày hành công một đề tài, các quan to sếp bự, ai cũng vỗ tay, hồ hơi, phấn khởi. Bố vui và hãnh diện lắm, bố ao ước có một ai đó trong sốp người thân của mình bên cạnh, để cùng vui, cùng chia sẻ, để bố được khoe cái trẻ thơ của mình. Bố đã ra hành lang, rít một hơi thuốc, im lặng.
Ngày xưa, khi bà nội đi buôn hàng chuyến, lúc bố chín-mười tuổi, bố ở nhà một mình, tự chăm sóc, tự học, tự lo, tự làm người lớn và làm con nít, tự làm con trai và con gái…Bố ít được gặp bà nội, bà về khi bố đã ngủ, đi khi bố chưa dậy. Bố nhớ bà nội dùng giấy khai sinh của bố để chen lấn mua vé xe, vì thế bố mang giấy khai sinh vào trường bị nhà trường trách mắng. Bố phải đi xin giấy phéo đi đường và khai báo tạm vắng cho ab2 nội. Bố đi chợ, nấu ăn, chăm nom nhà cửa, lại còn nuôi được bầy gà vịt và trồng được vườn chuối. Lúc bố thái chuối cho vịt ăn, ngón tay cái bên trái đã bị con dao thái chuối cắt vào, sâu hoắm, máu đỏ cả khoảng sân, lem cả lên thành giếng…
Bố ở nhà một mình, làm mọi chuyện một mình, và nói với bà nội một nửa sự thật. Khi bà nội hỏi: “Con có sợ không?”, bố đã trả lời dõng dạc: “Dạ không”. Thật ra, bố có sợ, bố sợ ma con ạ, hình như đứa nhỏ nào ở tuổi bố, hoàn cảnh bố cũng thế. Nhà là những mấng ván bóc ra từ thùng đạn đại liên ghép lại, mái tôn thiếc tôn nhựa chen lẫn thấp lè tè, chống nắng bằng bao cát may lại căng bên dưới mái tôn. Thời đó, cúp điện hàng đêm, chỉ có điện vào chiều đến chập tối, tạo ra thứ ánh sáng vàng vọt của bòng đèn tròn không đủ điện thế. Bố sợ ma. Bà nội bảo để ngọn đèn dầu hột vịt giữa nhà vặn tim nhỏ để thấy đường đi tè buổi tối, không bị cháy nhà. Ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu tim nhỏ hắt bóng mờ ảo lên vách gỗ, tạo ra những hình ảnh chuyển động theo trí tưởng tượng tuổi thơ. Bố sợ ma, sợ những hìh ảnh mình nghĩ ra khi đọc say mê ngấu nghiến những trang sách Một trăm ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng, Truy tìm mộ Tào Tháo, Pharaon và những lời nguyền, Ông Bảy thầy pháp, Con quỷ một giò, Thuyết Đường…Những Triệu Cao, Lý Tư, Tôn Tẩn, Bàng Quyên về cùng với bố trong đêm. Bố sợ ma, nhưng bà nội không bao giờ biết điều đó.
Bố cho con nửa sự thật, các con chỉ nhìn thấy vui cười, nhiều bạn, đi đến đâu cũng gặp người quen, ăn ngon mặc đẹp. Các con chẳng bao giờ biết bố mất ngủ trong đêm, chẳng bao giờ biết bố buồn, chẳng bao giờ biết bố khóc (có chủ quan không nhỉ? Hình như con biết và con giỏi giấu sự biết của mình)/
Những khi mưa đêm, bố thường không ngủ được. Tiếng mưa đêm ầm ì, xa vắng, buồn và cô độc. Bố nhớ khi còn bé, mưa đêm nhà dột, bố phải dậy, hứng nước. Nếu mưa to hơn, bố phải đội nón ra dời mấy ổ gà vì sợ nước trôi, dời củi vì sợ ướt, dời thau chậu vì sợ nước cuốn trôi đi. Bố đã ngồi co ro nghe mưa và chờ mưa qua. Bố đã khóc vì sợ và ngủ say trong sự co ro tuổi thơ của mình.
Bây giờ nhà mình không nghe được tiếng mưa đêm gõ nhịp dồn dập khoan thai lên mái tôn, các con ngủ say bình yên, bố lại mất ngủ vì thói quen vô thức của mình.
Lan Man thêm "Người theo dõi" (tham gia trang web) này, để ai vào muốn add lại nick cho Lan Man thấy thì add được, và thêm phần "bình luận mới nhất" để ai bình luận ở bài nào nó hiện Lan Man có thể thấy dễ dàng.
Trả lờiXóaThời gian ở nhà Lan Man hiện sai, Lan Man vào "bảng điều khiển" (thiết kế) chỉnh lại
XóaThêm 'Người theo dõi" và "Bình luận mới nhất" thì vào đâu để thêm hở H?
XóaLan Man sang nhà Huy xem hướng dẫn thêm mục "Bình luận mới" trong entry "Không phải là thơ" nha. Vì com ở đây, nó không cho com đoạn mã.
XóaQua đây rồi sao không tìm Cỏ? Hôm trước có gởi mấy bài hướng dẫn bên blog yahoo, LM có đọc được không?
Trả lờiXóa.
LM vào link dưới đây để bỏ nhập mã captcha trong comment của LM nhé.
http://huandrums.blogspot.com/2012/12/bo-chuc-nang-nhap-ma-captcha-khi.html
Blog này chỉ dùng để hướng dẫn thiết kế blogspot đấy. Phần nào LM chưa làm được thì tham khảo trong đó nhé.
À, hoá ra LM đã bỏ phần nhập captcha được rồi.
Trả lờiXóaHihi, dự định hoàn thiện rồi mới khoe Cỏ.
Trả lờiXóaĐang hỏi H phần 'người theo dõi" và "bình luận mới nhất" làm ra sao?
Bạn bấm vào chữ "thiết kế" bên trên, góc phải màn hình. Cửa sổ mới mở,bạn thấy liệt kê một dẫy tiện ích ở bên tay trái, bạn bấm vào "Bố cục", hiện cửa sổ mới, bạn sẽ thấy những ô có chữ "thêm tiện ích", bạn bấm vào rồi thêm tiện ích nào tùy bạn.
XóaTôi cop truyện này về cho cả cô Đốm đọc, hóa ra là dở bạn ạ. Cô ta cằn nhằn những rằng, thì, là, mà "người ta thấy tóc con trong thức ăn mà người ta chẳng bực, bố suốt ngày kêu ca tóc con làm tắc nhà tắm".
Trả lờiXóaNhư vậy tóc Đốm rụng cũng nhiều.
XóaThì ra cô bé còn cằn nhằn, chỉ sợ cô nguýt dài mà không thèm nói năng với ông bố mình sau khi đọc xong ông bố trong truyện.
Tôi thiết kế theo bạn hướng dẫn, được rồi.
Hồi nhỏ, người chải đầu cho tôi là ba vì tôi chẳng bao giờ chải tóc cho nên hồn( đúng là vụng về bản chất). Tóc rụng nhiều, ba tôi quấn túm lại bỏ gốc chuối, không cho bỏ bếp lửa(nấu củi), vì: cho tóc mềm-sau này sẽ thong thả. Dù tóc khô ran, cũng chẳng thong thả, nhưng câu nói đó nằm trong tâm khảm rồi.
XóaTôi thì chẳng bao giờ chải tóc cho con, vì tóc tôi tôi còn chẳng biết chải nữa là! Nhà có ba người, hai tóc dài, một tóc ngắn mà chỗ nào cũng thấy tóc. Tôi dỗ con: "con cắt tóc như bố có phải là đẹp mà khỏe không?" Nhưng cô ấy không nghe.
XóaSang bên này vắng vẻ và buồn quá Lan Man nhỉ.
Trả lờiXóaVắng và buồn. Và hơi rối các thao tác nữa.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaGửi bạn 2 mẫu đồng hồ nhúng vào blog:
Trả lờiXóa1/
2/
Bạn điều chỉnh kích thước cho phù hợp với blog vủa mình. Tôi để height = 280; width = 260, mặc định là 200, 200
Blogge không cho nhúng mã vào còm, vì thế đường link không hiện ra. Còm trước cũng bị vậy, tôi lại tưởng mình lỗi.
XóaThêm một-lắm điều hay. Hihi, cám ơn bạn nhiều.
XóaNăm mới nhiều sức khoẻ và thuận lợi nhé Lan Man ơi!
Trả lờiXóaCám ơn Cỏ. Lanman cũng chúc Cỏ sức khỏe, may mắn trong năm Tỵ này.
XóaChúc Lan Man và gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, mọi việc hanh thông, thịnh vượng và vui vẻ!
Trả lờiXóaHihi, chúc Thư Sinh gặp má hồng tri kỷ trong năm nay. Chẳng trẻ trung vui đùa mãi được đâu H ơi. Cái trách nhiệm cao cả bự chảng trên vai kìa.
Xóa